Kết quả tìm kiếm cho "Pitea (Thụy Điển)"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 17
Nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) trong bối cảnh vô cùng đặc biệt, gắn liền với quá trình phòng, chống dịch COVID-19. Vượt qua đại dịch, thành tích đã đạt được chất chứa sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà. Trong đó, 10 điểm nhấn lớn của tỉnh được thể hiện rõ ở các lĩnh vực.
Trưa 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã tiếp bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, cùng các thành viên đoàn công tác đến thăm và làm việc tại An Giang. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.
An Giang có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài khoảng 100km. Thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế ở An Giang đã phát huy sức mạnh, phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương. Thông qua xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức đoàn công tác làm việc trong và ngoài nước, tỉnh đã tranh thủ kết nối và tăng cường thúc đẩy có hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Nâng cao năng lực quản lý chất thải nông nghiệp, từ năm 2012, các dự án hợp tác giữa hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Pitea (Thụy Điển) đạt nhiều kết quả, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu; giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của phụ phẩm nông nghiệp, đóng góp vào sự kết nối nền kinh tế tuần hoàn của thế giới và Việt Nam.
Ngày 11/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chủ trì Hội thảo phổ biến thông tin và tổng kết chương trình hợp tác giữa An Giang (Việt Nam) và Pitea (Thụy Điển) từ năm 2012-2023.
Thời gian qua, An Giang triển khai nhiều hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN), phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, vấn đề phát sinh, xử lý chất thải luôn là vấn đề nóng trong công tác bảo vệ môi trường. An Giang đã và đang tăng cường các giải pháp, đồng thời hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực và công nghệ xử lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió là những nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ưu đãi cho con người, nhất là những quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam. Tại An Giang, 100% diện tích đều có thể khai thác năng lượng mặt trời. Thực tế cho thấy, việc khai thác năng lượng mặt trời ngày càng phát huy hiệu quả.
Sau khi thu hoạch lúa, thay vì phải đốt rơm trên đồng, tạo ra khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, nông dân ở An Giang đã có những cách làm rất hiệu quả giúp tận dụng lượng phụ phẩm này. Cụ thể, lượng rơm tươi khi thu hoạch lúa hay sau khi làm nấm đã được phát triển thành những sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, giúp người dân thu được nguồn lợi đáng kể.
Năm nay là lần đầu tiên, Huyện đoàn Châu Thành phối hợp cùng Ban Quản lý dự án hợp tác giữa An Giang và Thụy Điển tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo về sử dụng và quản lý sinh khối từ cây lúa, năng lượng tái tạo, tăng chuỗi giá trị nông sản và các sản phẩm nông nghiệp xanh ở An Giang.
Dù 2 địa phương cách xa nhau về địa lý nhưng An Giang và TP. Pitea (hạt Norrbotten, Thụy Điển) có cùng mối quan tâm về vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp bằng cách phát huy lợi thế địa phương.
Sáng 21-10, bà Helana Karlberg, Giám đốc điều hành Công viên khoa học Pitea (thuộc TP. Pitea, hạt Norrbotten, Thụy Điển), đã chủ trì hội thảo thiết lập mạng lưới giữa các doanh nhân tại Pitea và An Giang.